Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

Hạch toán trong trường hợp doanh nghiệp bù trừ công nợ với nhà cung cấp thế nào?

  1. Các chứng từ cần có để việc bù trừ công nợ là hợp lệ

Hợp đồng mua bán hàng hóa (Trong điều khoản hợp đồng ghi rõ hình thức thanh toán bù trừ công nợ)

Biên bản giao hàng, xuất kho

Hóa đơn GTGT

Biên bản đối chiếu công nợ hai bên (Có xác nhận của hai bên)

Biên bản bù trừ công nợ (Có xác nhận của hai bên)

Chứng từ thanh toán: Phiếu chi, Phiếu thu (Nếu phần chênh lệch dưới 20 triệu đồng; Giấy báo nợ / Giấy báo có của ngân hàng nếu phần chênh lệch từ 20 triệu đồng trở lên)

  1. Cách hạch toán bù trừ công nợ
  2. Khi Bán hàng hóa:

Ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán

+ Doanh thu:

Nợ TK 131 (chi tiết)

Có TK 511

Có TK 3331

+ Giá vốn:

Nợ TK 632:

Có TK 155, 156

  1. Khi mua hàng

Nợ TK 152, 153, 156…

Nợ TK 133

Có TK 331

  1. Bù trừ công nợ

Nợ TK 331

Có TK 131

  1. Xử lý phần chênh lệch

+ Nếu sau khi bù trừ, doanh nghiệp còn phải thanh toán:

Nợ TK 331

Có TK 111, 112

+ Nếu sau khi bù trừ, khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131

Ví dụ minh họa.

Công ty TGT bán 10 máy tính cho Công ty TPN với tổng giá trị 120 triệu đồng (thuế GTGT 10%); 20/9, Công ty TPN bán cho Công ty TGT 20 bộ bàn ghế văn phòng với tổng giá 160 triệu đồng (Thuế GTGT 10%). Hợp đồng kinh tế giữa 2 công ty ghi rõ phương thức thanh toán bù trừ. Ngày 25/9, hai công ty làm biên bản bù trừ công nợ.

Kế toán tại Công ty Nam Hồng sẽ hạch toán như sau:

+ Khi bán hàng:

Nợ TK 131/TPN: 132.000.000

Có TK 5111: 120.000.000

Có TK 3331: 12.000.000

+ Khi mua hàng

Nợ TK 156: 160.000.000

Nợ TK 133:  16.000.000

Có TK 331/TPN: 172.000.000

+ Thanh toán bù trừ:

Nợ TK 331/TPN: 132.000.000

Có TK 131/TPN: 132.000.000

+ Thanh toán phần còn thiếu:

Nợ TK 331/TPN: 40.000.000

Có T 112: 40.000.000

Chúc các bạn thành công.!.

Bình luận